Lễ khởi công là một buổi lễ rất quan trọng, trước khi bắt đầu thực hiện một dự án nhằm mục đích cầu mong sự tốt lành, thuận lợi trong quá trình thi công. Không chỉ vậy, đây còn là nghi thức để công bố mục tiêu, định hướng của nhà thầu tới khách hàng, đối tác. Chính vì vậy, theo quan niệm của ông cha ta nếu buổi lễ này diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp thì công trình sẽ thuận buồm xuôi gió. Vậy để tổ chức lễ khởi công thành công thì cần những yếu tố gì?
1. Xin giấy phép tổ chức trước khi tổ chức lễ khởi công.
Điều cần làm trước tiên để tổ chức buổi lễ khởi công là xin giấy phép tổ chức theo đúng quy định của Nhà nước đề ra. Việc xin giấy phép không chỉ là để thực hiện đúng với quy định pháp luật Nhà nước mà còn là thông báo cho các cơ quan ban ngành về việc dự án sắp sửa được xây dựng, doanh nghiệp tiến hành kinh doanh, thông qua đó có được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành, các cấp và chính quyền địa phương. Để từ đó có những kế hoạch phù hợp cho người dân, khách hàng.
2. Chọn thời gian, địa điểm tiến hành lễ khởi công
Trong quan niệm của ông cha ta, có một khởi đầu tốt đẹp thì mọi thứ cũng tốt đẹp. Chính vì vậy, việc chọn ngày đẹp để tiến hành lễ khởi công chính là tạo nên một khởi đầu tốt đẹp cho quá trình thi công. Thông thường, các ngày đẹp sẽ là: “Kỷ Mùi, Tân Dậu, Quý Dậu, Nhâm Thân, Nhâm Ngọ, Đinh Hợi, Giáp Thân, Nhâm Thìn, Ất Mùi, Kỷ Mẹo, Nhâm Dần, Tân Mùi, Canh Tuất, Ất Tị , Bính Ngọ, Giáp Thìn, Nhâm Thìn, Kỷ Dậu, Tân Hợi , Đinh Sửu, Bính Thìn, Canh Thân”. Các ngày này được coi là thời điểm vô cùng thuận lợi để có được một khởi đầu tốt đẹp, thuận lợi cho mọi việc.Theo quan niệm Á Đông chủ đầu tư sẽ chọn ngày tổ chức lễ Khởi công phù hợp với tuổi của mình.
Ngoài việc chọn ngày để tổ chức thì việc chọn vị trí xây dựng, vị trí làm lễ khởi công cũng hết sức quan trọng.
Thường thì chủ đầu tư sẽ căn theo ngũ hành, đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ để chọn vị trí và hướng phù hợp nhất với họ, mong mọi chuyện tốt lành, công việc thuận lợi, kinh doanh phát đạt.
3. Một số yếu tố khác liên quan đến nghi lễ khởi công
Nghi lễ khởi công cũng là một bước đặc biệt cần chú ý. Dựa trên văn hóa, phong tục của từng khu vực, vùng miền khác nhau thì việc tổ chức lễ khởi công sẽ có sự khác biệt. Một nghi lễ khởi công thường được chú trọng vào sự trang trọng chứ không đòi hỏi sự ấn tượng, độc đáo. Nghi lễ khởi công truyền thống thường có các hoạt động chính như: biểu diễn Lân sư rồng, đón khách, văn nghệ, giới thiệu khách mời, bài phát biểu, giới thiệu dự án và phần không thể thiếu đó chính là nghi thức lễ khởi công.
Khách mời cũng là một việc không thể thiếu, việc lên danh sách khách mời cần chính xác và đầy đủ những thành phần khách mời như chính quyền địa phương, ban lãnh đạo công ty, đại diện nhà thầu, ngân hàng, các cơ quan truyền thông…
Và hơn hết, để một buổi lễ khởi công được thành công suôn sẻ thì cần đảm bảo an ninh cho buổi lễ để tránh những rắc rối không cần thiết và kịp thời xử lý những vấn đề phức tạp qua đó cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp của đơn vị tổ chức buổi lễ.
4. Thuê một đơn vị tiến hành lễ khởi công
Việc chọn một đơn vị tiến hành lễ khởi công là vô cùng quan trọng, điều đó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như nâng cao sự chuyên nghiệp của buổi lễ.
Đơn vị tổ chức sự kiện là là người chuẩn bị tất các các trang thiết bị, lên ý tưởng kịch bản chương trình và là người trực tiếp chạy chương trình. Lễ khởi công bao gồm nhiều bước và nhiều hoạt động, nếu xảy ra sơ suất ở bất kì khâu nào đó sẽ là một điểm trừ trong mắt ban lãnh đạo, nhà đầu tư và toàn thể khách mời, hơn thế nữa việc tổ chức lễ khởi công không hoàn hảo cũng ảnh hưởng không nhỏ đến dự án sau này, vì vậy việc thuê một đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp là điều hết sức quan trọng giúp chương trình chỉnh chu, suôn sẻ và thành công hơn. SV Event là đơn vị tổ chức sự kiện với nhiều năm kinh nghiêm, có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và năng động sẽ giúp bạn có những buổi lễ khởi công ấn tượng và thành công nhất.