Trong lĩnh vực kiến trúc và xây dựng, lễ khởi công là một nghi thức không thể thiếu và có ý nghĩa rất quan trọng. Mặc dù được tổ chức dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau nhưng lễ khởi công đều được thực hiện ở hầu hết các công trình xây dựng dù lớn hay nhỏ. Vậy lễ khởi công là gì và tầm quan trọng của lễ khởi công như thế nào? Hãy cùng Newlink Event tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết dưới đây nhé!
1. Lễ khởi công là gì?
Khởi công được xem là một thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng với ý nghĩa bắt đầu làm một việc nào đó. Vậy lễ khởi công chính là một buổi lễ hay một sự kiện quan trọng đánh dấu thời điểm chính thức bắt đầu thi công, xây dựng một dự án hay công trình nào đó như: nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, cầu, đường, đền, chùa, tòa nhà, chung cư, … Tại buổi lễ này, nhà đầu tư và chủ thầu xây dựng cũng mong muốn cho mọi người biết đến dự án, công trình của mình đã bắt đầu xây dựng và sẽ hoàn thành trong thời gian dự kiến. Qua đó cho thấy được sự chuyên nghiệp, sự phát triển lớn mạnh cùng tầm vóc quy mô của doanh nghiệp mình. Đây cũng là phương pháp hiệu quả để PR tên tuổi, hình ảnh của doanh nghiệp.
Mặt khác, lễ khởi công là nghi lễ xin phép Thổ Địa – Thổ Công của mảnh đất cho phép chúng ta được xây dựng, thi công các công trình trên mảnh đất này một cách “thuận buồm xuôi gió”. Ngoài ra, qua lễ khởi công, chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng cũng cầu mong thần linh ban phước lành, may mắn đến cho mảnh đất, xóa bỏ những sự đen đủi, xui xẻo. Từ lâu, người ta đã quan niệm đất và nước là nguồn sống nuôi dưỡng con người nên bất kỳ sự tác động nào của con người ảnh hưởng đến mảnh đất đó đều tạo ra những sự thay đổi và chuyển biến nhất định. Dù là phương Đông hay phương Tây, lễ khởi công vẫn luôn được tổ chức một cách trang trọng, nghiêm túc và chỉnh chu nhất.
2. Tầm quan trọng của lễ khởi công?
Lễ khởi công có nghĩa quan trọng cả về mặt truyền thông lẫn tâm linh nên tầm quan trọng của nó là rất lớn. Ngoài mang lại lợi ích về kinh tế, lễ khởi công còn mang lại nhiều giá trị lớn cho doanh nghiệp và khách hàng. Khi tổ chức lễ khởi công thành công là bạn cũng đã hoàn thành tốt trên 85% chiến dịch truyền thông cho công trình cũng như doanh nghiệp. Ngoài ra, lễ khởi công còn được xem là nét đẹp văn hóa trong tín ngưỡng của người dân Việt Nam từ ngàn xưa. Một buổi lễ khởi công diễn ra thuận lợi sẽ mang lại nhiều điều may mắn tốt đẹp và suôn sẻ. Nhất là chủ đầu tư, họ luôn mong muốn công trình của mình sẽ hoàn thiện và thu được nhiều lợi nhuận. Còn nhà thầu xây dựng thì lúc nào cũng hy vọng dự án sẽ thành đúng tiến độ và gặp nhiều thuận lợi trong quá trình xây dựng. Vậy nên, lễ khởi công cần được chuẩn bị chu đáo để tránh làm ảnh hưởng đến tâm lý của các đơn vị thi công xây dựng cũng như chủ đầu tư công trình.
Hơn nữa, lễ khởi công còn là nơi gặp gỡ giữa các nhà đầu tư, doanh nghiệp, khách hàng để giao lưu, trao đổi, kêu gọi vốn đầu tư và đi đến thỏa thuận, ký kết các hợp động làm ăn cho công ty, doanh nghiệp sau này.
3. Kế hoạch tổ chức lễ khởi công
Lên danh sách cụ thể số lượng đại biểu, khách mời tham dự
Đại biểu tham dự và khách mời luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong mỗi sự kiện, đặc biệt là trong lễ khởi công. Lên danh sách số lượng cũng như đối tượng khách mời phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho buổi lễ khởi công của doanh nghiệp bạn. Bạn nên rà soát cẩn thận danh sách khách mời từ những vị trí quan trọng nhất, tránh bỏ sót những vị khách quan trọng.
Sau khi lên kế hoạch khách mời cụ thể cho từng vị trí như: đại diện chính quyền địa phương, đại diện các cơ quan ban ngành đoàn thể, các chủ đầu tư, các đơn vị xây dựng, các công ty đối tác và khách mời thân thiết thì doanh nghiệp cần chuẩn bị thiệp mời và các công tác đón tiếp một cách chu đáo nhất. Điều này không chỉ tạo được ấn tượng tốt với khách tham dự mà còn thể được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp bạn.
Khảo sát địa điểm
Để lễ khởi công được diễn ra thuận lợi, chúng ta nên khảo sát địa điểm cũng như mặt bằng, không gian khu vực sẽ tổ chức lễ khởi công để có những phương án triển khai phù hợp nhất. Tiến hành lựa chọn, đo đạc cho từng khu vực cụ thể như: khu vực tổ chức sự kiện, khu vực cổng chào sự kiện, khu vực photobooth chụp hình, khu vực đại biểu, khách mời, khu vực sân khấu, nhà chờ cho khách VIP, v.v…
Lên thiết kế, in ấn
Lên thiết kế cho chương trình lễ khởi công cũng là một công đoạn hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của sự kiện. Thiết kế đẹp, phù hợp và mang tính thẩm mỹ cao chắc chắn sẽ tạo được điểm nhấn, dấu ấn riêng độc đáo cho buổi lễ. Từ đó sẽ tạo được ấn tượng tốt với công chúng, thể hiện được sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Việc thiết kế bao gồm tất cả các hạng mục cần thiết cho buổi lễ khởi công như: tổng thể khu vực tổ chức lễ khởi công, thiết kế sân khấu, cổng chào, backdrop, banner, standee, thiệp mời, v.v…
Xây dựng nội dung chương trình
Tương tự những sự kiện khác, lễ khởi công cũng cần được xây dựng nội dung cụ thể, hấp dẫn và đặc biệt là tạo được nét đặc trưng riêng cho buổi lễ. Nội dung chương trình cũng có thể được hiểu là trình tự, diễn biến cụ thể của chương trình. Nội dung buổi lễ được thể hiện ở kịch bản chương trình với thời gian, thời lượng cũng như thứ tự cụ thể cho từng hoạt động diễn ra trong buổi lễ. Dựa vào nội dung, các diễn biến của chương trình sẽ không bị xáo trộn và có thể dễ dàng xử lý những vấn đề phát sinh trong buổi lễ.
Thi công, lắp đặt, trang trí cho sự kiện
Lễ khởi công dù lớn hay nhỏ thì vẫn cần lên kế hoạch setup, lắp đặt một cách chu đáo, cẩn thận và đẹp mắt cả bên ngoài lẫn bên trong khu vực tổ chức lễ.
- Bên ngoài không gian sự kiện: Treo banner, bandroll, cờ phướn, dọc các con đường dẫn vào sự kiện.
- Khu vực đón khách: Dựng cổng chào (cổng hơi hoặc cổng thiết kế đặc biệt), photobooth chụp hình cùng với thảm đỏ, trụ barier, cây kiểng hai bên tạo cảm giác trang trọng, lịch sự cho buổi lễ.
- Khu vực tổ chức sự kiện: setup, trang trí nhà bạt theo tông màu sự kiện, lắp đặt sân khấu, backdrop sân khấu, màn hình LED sân khấu, hệ thống âm thanh, ánh sáng, thảm, pallet trải sàn, bàn ghế đại biểu, bàn ghế khách mời, bộ nghi thức lễ khởi công (hộc xúc cát hay bộ bấm nút khởi công), …
Chạy chương trình
Đây là bước quan trọng nhất trong lễ khởi công, mọi diễn biến trong sự kiện sẽ được triển khai và giám sát dựa theo kịch bản của chương trình. Người tổ chức sự kiện sẽ khéo léo điều phối sự kiện và phân công công việc cụ thể rõ ràng để sự kiện được diễn ra thuận lợi và thành công.
4. Những điều cần lưu ý khi làm lễ khởi công
Tuổi tác của người làm lễ
Tuổi tác của người làm lễ là một trong những điểm đáng lưu ý khi tổ chức lễ khởi công. Mục đích xem tuổi tác của người làm lễ là để giúp nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp chọn được thời điểm thích hợp để tiến hành xây dựng. Xem tuổi giúp cho công việc thi công được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi và mang lại may mắn, lợi nhuận cho quá trình phát triển sau này của công trình. Đặc biệt, những người có tuổi phạm vào năm Hoàng Ốc và Kim Lâu thì không nên làm lễ mà phải tiến hành thủ tục mượn tuổi.
Chọn ngày giờ làm lễ khởi công theo phong thủy
Từ xa xưa người Việt Nam ta vẫn thường quan niệm rằng, ngày tốt sẽ giúp buổi lễ khởi công cũng như quá trình xây dựng sẽ được diễn ra suôn sẻ, thu hút tài lộc và thuận buồm xuôi gió. Chúng ta nên chọn những ngày tốt để làm lễ khởi công như: ngày Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần… và tránh những ngày xấu, mang đến những điều không may như: ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng phục…
Chọn hướng làm lễ khởi công
Xem hướng hướng xây một dự án, một công dựng công trình là yếu tố quan trọng khi tiến hành khởi công. Bởi vì nó ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển của dự án sau này. Chủ đầu tư có thể chọn hướng xây dựng công trình phù hợp với năm, tuổi hay vận mệnh của mình. Tuy nhiên, nếu mảnh đất đã có địa thế nhất định thì chủ doanh nghiệp nên xây dựng dựa theo hướng ra đường chính, hướng sông hồ hay hướng gió, … Dựa vào đó, chúng ta đã có thể chọn được chính xác hướng để tiến hành làm lễ khởi công.
Lễ vật cúng khởi công
Mâm lễ vật cúng khởi công chính là sự thành kính và tấm lòng của chủ doanh nghiệp đối với thần linh. Vì vậy, lễ vật cần phải được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ và chỉnh chu. Mâm cúng khởi công thường sẽ có những lễ vật như: heo quay, gà luộc, xôi, chè, muối, gạo, hoa, quả, trà, rượu, đèn cầy, vàng mã, nhang, …
Trên đây là những điều cần biết và cần lưu ý khi tổ chức lễ khởi công mà Newlink Event muốn thông tin đến quý khách hàng. Hy vọng qua bài viết này quý khách hàng sẽ có thêm những kiến thức hữu ích và thú vị về lễ khởi công.